1,4 tỷ người Trung Quốc tương đương với đó là 1,4 tỷ người trên thế giới nói tiếng Trung, chưa kể những người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Cùng với Ngôn ngữ Anh, những năm qua, Ngôn ngữ Trung Quốc đang dần khẳng định vị thế của mình trên bản đồ Ngôn ngữ học, đồng thời mở ra xu hướng mới trong định hướng việc làm và cơ hội nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay.
Tính phổ thông của Ngôn ngữ Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới và có nền kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt. Đây là những lý do khiến cho tiếng Trung Quốc ngày càng phát triển và thịnh hành tại Châu Á.
Có thể nói, hiện nay, ngôn ngữ Trung Quốc phổ biến chỉ sau ngôn ngữ Anh. Việc tiếng Trung ngày càng khẳng định vị thế của mình trên bản đổ Ngôn ngữ học đã mở ra xu hướng xu hướng mới trong định hướng việc làm và cơ hội nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay.
Ngôn ngữ Trung Quốc tại Việt Nam
Với tổng chiều dài đường biên giới là 1449,566 km, Trung Quốc được coi là đối tác chiến lược toàn diện của nước ta trên mọi mặt Kinh tế, Văn hóa, Xã hội,… Chính vì vậy, việc học Ngôn ngữ Trung Quốc đã trở thành xu hướng mới trong thị trường lao động và việc làm Việt Nam.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lượng khách du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam đạt 400.000 lượt khách mỗi tháng; trung bình năm đạt 5 triệu lượt khách.
Các hiệp định thương mại quốc tế và chính sách “mở cửa” đã kéo theo làn sóng đầu tư mạnh mẽ tràn vào nước ta trong đó có Trung Quốc. Các Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam luôn trong tình trạng “đỏ mắt” tìm kiếm nhân lực giỏi tiếng Trung.
Làm sao để học tốt tiếng Trung Quốc chuyên ngành?
Để học tốt môn tiếng Trung chuyên ngành, theo các thầy cô Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Trung Quốc trường Cao đẳng Bách Khoa Việt Nam, sinh viên cần xây dựng chiến lược học tập hiệu quả và dài hạn, chú trọng vào các môn thực hành, biên – phiên dịch.
Nắm vững kiến thức, kỹ năng & có thái độ học tập tốt
Tại Khoa NN Trung Quốc trường Cao đẳng Bách Khoa Việt Nam, sinh viên được tiếp xúc sớm với các môn tiếng Trung chuyên ngành như Tiếng Trung Thương mại, Thực hành dịch, Kỹ năng biên dịch, Kỹ năng phiên dịch từ năm thứ 3 trở đi…
Để học tốt những môn này, theo các thầy cô khoa NN Trung Quốc trường Cao đẳng Bách Khoa Việt Nam, điều quan trọng nhất là sinh viên cần có thái độ học tập chăm chỉ, chủ động, tích cực tương tác với giảng viên và bạn học. Chăm chỉ có nghĩa là sinh viên cần tham dự đầy đủ các buổi học để không bỏ lỡ những trọng tâm kiến thức giảng viên truyền tải và đúc rút, làm đầy đủ các bài tập cá nhân, bài tập nhóm. Chủ động, tích cực học tập nghĩa là tự mình cần tìm tòi, nghiên cứu mở rộng kiến thức, chủ động hỏi thầy cô những điều chưa hiểu (đặc biệt là thuật ngữ, cấu trúc câu), mạnh dạn trình bày quan điểm trong giờ học,…
Về kiến thức, sinh viên cần có nền tảng kiến thức ngôn ngữ tốt mới có thể tiếp thu được kiến thức chuyên ngành, do đó nếu thấy mình còn mắc những lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cơ bản thì cần bổ sung, tra cứu, học lại những kiến thức đó cho chắc chắn.
Về kỹ năng, sinh viên cần trang bị đủ kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch thật tốt, những kỹ năng này phải thường xuyên được rèn luyện trong suốt thời gian học các môn chuyên ngành. Sinh viên cũng cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng văn phòng, kỹ năng tra cứu tư liệu tốt.
Xây dựng chiến lược học tập hiệu quả & dài hạn
Đối với mỗi môn học của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Cao đẳng Bách Khoa Việt Nam, sinh viên cần xây dựng chiến lược học tập hiệu quả, cụ thể như sau:
1/ Môn Tiếng Trung Quốc thương mại
- Đối với môn Tiếng Trung Quốc thương mại, ngay từ những buổi học đầu tiên, sinh viên cần đặt mục tiêu: nắm chắc kiến thức chuyên ngành và có khả năng vận dụng vào thực tiễn. Nên học theo các chủ đề: gặp mặt, hội chợ triển lãm, giá cả, giao hàng, thanh toán, vận chuyển, hải quan, bảo hiểm, quảng cáo, chính sách ngoại thương của Trung Quốc… Mỗi chủ đề cần nắm được từ vựng, cấu trúc câu, cách biểu đạt trong từng văn cảnh.
- Đối với từ vựng, cần học thật kỹ và không ngừng trau dồi thuật ngữ kinh tế, thương mại. Khi học thuật ngữ cần hiểu rõ khái niệm, nên tra cứu cả tiếng Việt và tiếng Trung, thậm chí cả tiếng Anh để hiểu rõ bản chất vấn đề. Ví dụ: giá CIF, FOB,…
- Ghi chép lại các cấu trúc câu thường dùng trong kinh tế, thương mại. Chú trọng luyện giao tiếp thương mại, có thể lập nhóm học tập để thực hành và diễn lại các hội thoại thương mại trong giáo trình. Sau mỗi bài học cần tóm tắt nội dung chính của bài.
- Luyện viết, dịch thư tín thương mại, hợp đồng thương mại: thư giới thiệu, thư đặt hàng, thư hoà giải, hợp đồng mua bán, hợp đồng cho thuê…
- Bổ sung kiến thức ngành bằng cách xem nhiều, đọc nhiều về ngành kinh tế, thương mại, đặc biệt là quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc, các thành tựu kinh tế, thương mại nổi bật cũng như những vấn đề nóng hổi của kinh tế hai nước và kinh tế thế giới. Cập nhật, tạo thói quen nghe bản tin tiếng Trung trên các kênh CCTV2 (Kênh tài chính), CCTV13 (Tin tức), youtube… Hoặc theo dõi tin tức ở các trang tin chính thống như: http://www.xinhuanet.com/, http://www.people.com.cn/,… và các trang tin của Việt Nam.
- Chú trọng thực hành: chủ động tham gia thực tập sớm để có thể sớm vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Trong quá trình làm việc cần chú ý quan sát, ghi chép lại các kiến thức thực tiễn, quy trình đàm phán thương mại, các thủ tục xuất nhập khẩu… Đồng thời đối chiếu với kiến thức đã được học để có cái nhìn toàn diện, cập nhật hơn.
- Chủ động tìm hiểu về các thủ tục hành chính hải quan, chi tiết về quá trình đàm phán trong thương mại. Tích cực tìm hiểu sự khác biệt trong văn hoá doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam để có cách ứng xử phù hợp.
2/ Các môn Thực hành dịch, Kỹ năng biên dịch, Kỹ năng phiên dịch
- Đối với các môn Dịch, trước khi lên lớp cần hoàn thành tốt phần bài tập và chuẩn bị bài. Đặc biệt chú ý: trong khi dịch hãy tự dịch chứ không nên ỷ lại vào các công cụ Google dịch và các app dịch thuật. Có như vậy mới hình thành kỹ năng dịch, kỹ năng tra cứu và tích luỹ được vốn từ, cấu trúc câu cho bản thân.
- Trong giờ học sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung nên chủ động tương tác với thầy cô, mạnh dạn đưa ra bản dịch của mình để được thầy cô nhận xét, chữa bài, phân tích lỗi sai… Từ đó tìm được cách dịch đúng, dịch hay, đồng thời ghi nhớ để rút kinh nghiệm cho lần dịch sau.
- Cần luyện dịch nhiều thể loại văn bản khác nhau: tin tức, thư tín, văn bản hành chính, văn học… Đối với từng thể loại văn bản, cần nắm được văn phong, cấu trúc, từ vựng đặc thù và sự khác biệt để khi dịch có thể lựa chọn cách diễn đạt và văn phong phù hợp.
- Trong quá trình học dịch, dịch tin tức là một mảng vô cùng quan trọng, trong đó tiền đề để dịch đúng, dịch hay chính là người dịch cần hiểu chính xác nội dung bản tin. Để làm được điều đó, sinh viên cần tăng cường nghe bản tin tiếng Trung và đọc báo tiếng Trung. Trong quá trình nghe, đọc đó phải ghi chép từ mới, cấu trúc. Trong bản tin tiếng Trung thường xuất hiện kết cấu định ngữ phức tạp, câu dài và những từ ngữ viết tắt, từ ngữ đặc trưng cho văn bản viết, cần trau dồi kỹ năng đọc hiểu và kiến thức ngữ pháp, từ vựng tiếng Trung để hiểu đúng nội dung của câu.
- Để dịch tốt cần trau dồi kỹ năng đọc hiểu, phân tích được thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ) và thành phần phụ (định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ), từ đó tìm được mạch chính và hiểu nghĩa câu. Nếu xác định sai thành phần câu thì sẽ hiểu sai, từ đó dẫn đến dịch sai, dịch thiếu.
- Ghi chép các cấu trúc thường gặp trong báo chí và tiến hành dịch xuôi, dịch ngược để nhuần nhuyễn từng cấu trúc. Đồng thời, cần chăm chỉ tra cứu và ghi lại những điểm dịch thuật khó: cách dịch từ ngoại lai, cách dịch các câu dài, dịch thành ngữ…
- Làm giàu vốn hiểu biết về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội Việt Nam, Trung Quốc và thế giới, việc này giúp người dịch trau dồi vốn từ, vốn hiểu biết thực tiễn, giúp người dịch tự tin và có khả năng đánh giá chính xác hơn về bản dịch của mình cũng như của người khác.
- Có thể luyện dịch xuôi, ngược theo các chủ đề: Quan hệ hữu nghị Việt – Trung, các chính sách ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc, các vấn đề nổi trội về chính trị, kinh tế, văn hoá hai nước cũng như thế giới.
- Nắm được các bước biên dịch: đọc hiểu văn bản, phân tích, tiến hành dịch, tra cứu và sửa lại bản dịch. Sau khi dịch cần rà soát lại để sửa lại những chỗ dịch sai, bổ sung những nội dung dịch thiếu.
- Ngoài ra, trong phiên dịch, các bạn sinh viên ngành ngôn ngữ Trung cần rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tốc ký, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống…
CÁC PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN VÀO NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA VIỆT NAM
- Phương thức xét tuyển :
Xét tuyển học bạ THPT lớp 12, với điểm tổng kết lớp 12 đạt từ 5.0 trở lên
Điều kiện trúng tuyển: thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT
- Hồ sơ xét tuyển:
- Sơ yếu lý lịch
- Bản sao : Giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, Học bạ (Hoặc bảng điểm THPT)
- Các giấy tờ xác nhận ưu tiên( Nếu thí sinh thuộc diện ưu tiên)
- 4 ảnh 3×4