Ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã được Đảng và Chính phủ xác định là hạ tầng của hạ tầng. Từ năm 2023, Việt Nam cần đến một triệu lao động ngành CNTT trong khi năng lực của hệ thống giáo dục quốc dân chưa đáp ứng đủ về lượng và chất như yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Hệ đào tạo, thời gian đào tạo ngành Công nghệ Thông tin
- Hệ Cao đẳng chính quy: Thời gian đào tạo 3 năm
- Hệ đào tạo chuyên sâu: Thời gian đào tạo 2,5 năm
Chương trình học công nghệ thông tin hệ đào tạo chuyên sâu
Các bạn được đào tạo chuyên sâu các chuyên ngành Lập Trình, Đồ Họa. Các bạn được lựa chọn các chương trình học cao cấp dưới đây:
- Chương trình: lập trình viên chuyên nghiệp
- Chuyên ngành: lập trình viên web chuyên nghiệp
- Chuyên ngành: lập trình viên web và Mobile App
- Chương trình: Chuyên viên thiết kế đồ họa đa truyền thông
- Chuyên viên Thiết kế Đồ họa & Website
- Chuyên viên Thiết kế đồ họa & Motion Graphic
- Chuyên viên Thiết kế đồ họa & Nội thất
Học công nghệ thông tin hệ đào tạo chuyên sâu các bạn được:
- Cam kết giới thiệu việc làm lương cao
- Đào tạo theo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp
- Giảng viên chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm việc thực tế
- Được thực hành không giới hạn.
- Thực tập tại các doanh nghiệp lớn
- Ra trường làm được việc luôn không cần đào tạo lại.
Đối tượng tuyển sinh
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
- Sinh viên hệ chính quy các trường Cao đẳng, Đại học.
- Sinh viên đã hoàn thành chương trình Trung cấp và đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Phạm vi tuyển sinh
- Tuyển sinh trên toàn quốc.
Phương thức tuyển sinh
- Xét tuyển.
Hồ sơ xét tuyển
- Phiếu đăng ký Xét tuyển ngành Công nghệ Thông tin
- Bằng tốt nghiệp THPT (Photo công chứng)
- Học bạ THPT (Photo công chứng)
- Giấy khai sinh (Photo công chứng)
- Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (Bản sao)
- 02 Phong bì dán tem có ghi địa chỉ người nhận
- 4 ảnh 3×4
Một số thông tin về ngành công nghệ thông tin bạn cần biết
Ngành Công nghệ thông tin là gì?
- Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Một cách dễ hiểu hơn, Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.
- Ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành các chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính truyền thông, Kỹ thuật phần mềm, An ninh mạng… Công nghệ thông tin hầu như được sở dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ cốt lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.
- Theo học ngành này, sinh viên được trang bị những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông. Các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của máy tính cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm. Ngoài ra cũng được trang bị kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng, một trong những lĩnh vực quan trọng được quan tâm hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Kỹ sư Công nghệ Thông tin?
Chọn học ngành công nghệ thông tin bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm ở nhiều ngành nghề khác nhau, nên từ đó Kỹ sư Công nghệ Thông tin cũng có nhiều lựa chọn để phát triển nghề nghiệp hơn. Công việc IT còn cho phép bạn lựa chọn làm việc toàn thời gian, bán thời gian hoặc làm việc tự do.
Trong giai đoạn giới công nghệ có nhiều thay đổi trước làn sóng chuyển đổi số của các doanh nghiệp truyền thống và các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn, việc tăng mạnh nhu cầu nguồn nhân lực IT là điều tất yếu.
Theo khảo sát của TopDev, một trong những công ty hàng đầu về tuyển dụng nhân sự ngành IT cho thấy năm 2019 nhân sự ngành IT thiếu hụt từ 70.000-90.000 nhân sự, dự đoán năm 2020 thiếu hụt khoảng 100.000 và năm 2024 thiếu khoảng 190.000 nhân sự. Đây là cơ hội việc làm cho các tân kỹ sư ngành công nghệ thông tin trong tương lai.
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin được đánh giá là ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai, với cơ hội việc làm lớn. Theo học ngành này, khi ra trường, bạn có thể dễ dàng xin việc với mức lương vô cùng hấp dẫn.
- Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm;
- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra;
- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính…
- Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin;
- Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;
- Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…
Mức lương ngành Công nghệ thông tin
Mức lương dành cho các công việc liên quan đến công nghệ thông tin luôn ở mức từ khá đến cao, dao động trong khoảng từ 10 triệu trở lên và có những mức lương rất cao cho những người đã có kinh nghiệm làm việc tùy từng vị trí công việc. Ngoài ra, bạn còn có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài vì kiến thức bạn được học về cơ bản đều có thể sử dụng ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ thông tin
Để có thể theo học ngành Công nghệ thông tin, bạn cần có một số tố chất dưới đây:
- Có đam mê với công nghệ – phần mềm, đặc biệt là máy tính;
- Trí thông minh và khả năng sáng tạo;
- Tư duy logic và nhạy bén;
- Tính chính xác và thận trọng trong công việc;
- Ham học hỏi và trau dồi kiến thức;
- Có khả năng chịu áp lực công việc;
- Khả năng ngoại ngữ tốt.