Học Công nghệ thông tin (CNTT) đòi hỏi người học cần phải có những tố chất nhất định mới có thể bám trụ và phát triển với nghề được lâu bền. Ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học đón đầu xu hướng hiện nay. Để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, người học cần có những trang bị kỹ năng cần thiết ngay từ khi còn là sinh viên.
Theo học ngành công nghệ thông tin đòi hỏi người học phải có sự đam mê mãnh liệt với nghề, bởi đây là ngành học khó. Không chỉ vậy, người học còn phải sở hữu các kỹ năng khác nhau như: kỹ năng phân tích, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng logic….
Cẩn thận là điều kiện tiên quyết khi học công nghệ thông tin
Một điều thường thấy khi học CNTT chính là người học sẽ làm quen với lập trình và những dòng code rất dài. Mặc dù không phải là một bộ môn nghệ thuật, nhưng CNTT đòi hỏi người học sự tỉ mỉ, chỉnh chu và cẩn thận. Mỗi một sai lệch trong quá trình code, đều có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, và việc tìm ra lỗi, “fix” lỗi giữa hàng trăm dòng “bug” dễ khiến lập trình viên hoa cả mắt. Chính vì vậy, các “coder” cần hết sức cẩn thận với các dòng mã lệnh khi code để tránh dẫn đến việc lãng phí quá nhiều thời gian cho việc kiểm thử và sơ suất trong những khâu kế tiếp như chế tạo, lắp ráp. Hoặc thậm chí là một ứng dụng, chương trình hay cả hệ thống, công ty vì việc sửa chữa khi sản phẩm đã được tung ra thị trường sẽ khó hơn rất nhiều lúc còn trong quá trình xây dựng.
Học công nghệ thông tin không thể thiếu sự kiên trì, nhẫn nại
CNTT là một trong những lĩnh vực thường xuyên vận dụng thuật toán, và một điều dĩ nhiên rằng các bài toán này không hề dễ xơi một chút nào. Trong quá trình phân tích và giải các bài toán hóc búa này, người học CNTT rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, từ việc phân tích các dữ liệu, hoạch định chiến lược, cho đến khi code, và trải qua rất nhiều lần kiểm thử. Để có thể cho ra đời một sản phẩm công nghệ thông tin gần như hoàn hảo, chính là hàng giờ liền dính liền với chiếc laptop, thậm chí ngay cả máy của bạn cũng khó được nghỉ ngơi (shutdown) mà chỉ trong trạng thái ngủ đông (sleep) cả mấy tháng trời. Bên cạnh đó, các IT-ers của chúng ta còn cần học cách đối mặt với thất bại, nhất là ở các lần demo đầu tiên. Người xưa có câu “Thất bại là mẹ thành công”, nhẫn nại đối với CNTT còn có nghĩa là không dễ dàng từ bỏ trong hành trình tìm kiếm các “phương án B” cho những khi thất bại.
Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức khi học công nghệ thông tin
CNTT là một trong những ngành học dẫn đầu xu hướng hiện nay bởi những tiện ích và sự đa dạng trong thị trường sản phẩm. Để có thể trở thành một người học CNTT hiệu quả và làm một lập trình viên chuyên nghiệp sau khi ra trường, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức khi học CNTT là một điều rất cần thiết. Cuộc sống luôn không ngừng phát triển, đâu có ai nghĩ 10 năm sau từ một chiếc tivi “thùng” với ăng ten nay đã trở thành một rạp chiếu phim thu nhỏ, từ siêu mỏng, cho đến màn hình cong, hay trình chiếu 3D, tích hợp cả chức năng nghe gọi (nếu có mạng và được cài đặt các phần mềm hỗ trợ). Đặc biệt, với sự ra đời của internet, con người có thể vượt qua nhiều rào cản địa lý, tiếp cận được nhiều nguồn thông tin, đa dạng hơn, và theo đó lượng thông tin luôn được cập nhật từng giây từng phút. Không chỉ tích cực trau dồi trong lĩnh vực CNTT, coder nên tham khảo các lĩnh vực đời sống xã hội khác để có thể đón đầu xu hướng, đi trước và không bị tụt hậu.
Học công nghệ thông tin – Luôn sẵn sàng với “Teamwork”
Làm việc nhóm (Teamwork) là một trong những khả năng được đề cao trong ngành CNTT. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, người học CNTT có thể thể rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Một số trường đại học còn đưa teamwork vào một trong những môn học bắt buộc cho sinh viên. Sở dĩ teamwork được đề cao bởi vì, làm việc nhóm không những làm giảm bớt gánh nặng và độ phức tạp của công việc, mà còn tăng năng suất và chất lượng công việc. Việc phân bố và chia tasks (công việc) sẽ giúp tăng tính tập trung cho từng khâu, mỗi người sẽ không bị quá tải, hạn chế được việc kiểm thử nhiều lần gây chậm tiến độ công việc.
Học công nghệ thông tin không thể thiếu khả năng ngoại ngữ
Kỹ năng ngoại ngữ cũng là một kỹ năng cần bổ sung và cần thiết phải có đối với người học CNTT, đặc biệt là khả năng đọc hiểu. Việt Nam hiện nay là một môi trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, Trung Quốc và các nước châu Mỹ như Mỹ, Úc, Cuba, .. Việc “vắt hông” thêm một hay hai ngôn ngữ sẽ mở rộng con đường sự nghiệp hơn và giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, quá trình tiếp cận các nguồn tài liệu sẽ không bị giới hạn bởi ngôn ngữ, người học hoàn toàn có thể cập nhật thông tin, tham khảo và học chuyên sâu hơn với chuyên ngành CNTT của mình.
Học công nghệ thông tin, đam mê là tố chất quan trọng nhất
Không chỉ riêng ngành CNTT mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần có đam mê để duy trì, đặc biệt đối với những ngành có tuổi nghề thấp và đòi hỏi hoạt động trí óc nhiều như CNTT. Những hứa hẹn mà ngành CNTT mang lại chắc chắn sẽ rất hấp dẫn bạn (lương cao, vị trí tốt, nhiều cơ hội việc làm …), nhưng để đạt được đến đó là hàng giờ liền ngồi trước màn hình máy tính, là hy sinh thời gian, sức khỏe, và một số mối quan hệ thân thiết. Không những vậy, khi công trình mà bạn đã dành cả tháng trời để đầu tư bỗng dưng bị hủy hết và buộc phải làm lại, nếu không dựa vào đam mê, liệu bạn có dũng cảm bắt đầu lại không?
Để theo học cao đẳng công nghệ thông tin của trường cao đẳng Bách Khoa tại Hà Nội các bạn đăng ký tham gia xét tuyển theo các cách dưới đây?
- Thời gian đào tạo và học phí:
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Sau 3 năm được cấp bằng Cao đẳng Chính quy
- Học phí 1.2 triệu đồng /tháng
- Phương thức xét tuyển :
Xét tuyển học bạ THPT lớp 12, với điểm tổng kết lớp 12 đạt từ 5.0 trở lên
Điều kiện trúng tuyển: thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT
- Hồ sơ xét tuyển:
- Sơ yếu lý lịch
- Bản sao : Giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, Học bạ (Hoặc bảng điểm THPT)
- Các giấy tờ xác nhận ưu tiên( Nếu thí sinh thuộc diện ưu tiên)
- 4 ảnh 3×4
- Lệ phí xét tuyển 50.000đ
- Thời gian xét tuyển
Trường bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 01/03/2023. Các bạn có nguyện vọng đăng ký nhanh chóng nộp hồ sơ để được xét tuyển sớm.
Thời gian nhập học: Dự kiến từ 01/08/2023
- Cách thức nộp hồ sơ
Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Văn phòng Tuyển sinh 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cách 2: Chuyển phát nhanh qua đường bưu điện về Văn phòng Tuyển sinh 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cách 3: Đăng ký trực tuyến tại: https://caodangbachkhoahanoi.com.vn/dang-ky-xet-tuyen/